Một số khuôn mẫu tư duy trong Brazilian Jiu-jitsu

a quick and short note on “Mechanic Models of BJJ: A Crash Course” by Steve Kwan
bjj
Author
Published

August 6, 2024

Modified

August 19, 2024

lược dịch và/hoặc tóm tắt cho khóa học cũng “Mechanic Models of BJJ: A Crash Course” của Steve Kwan.

1. theory of alignment

là lý thuyết tối cao của Jiu-jitsu, bao gồm ba yếu tố:

  1. posture - tư thế: position một cách hiệu quả cổ (neck) và cột sống (spine);
  2. structure - cấu trúc: position một cách hiệu quả tay (arms) và chân (legs);
  3. base - cở sở: khả năng hấp thụ (absorb) hoặc tạo ra lực liên quan để đạt được mục tiêu.

để đạt được alignment hiệu quả, luôn ghi nhớ hai mục tiêu sau:

  1. maintain your alignment;
  2. break your opponent’s alignment;
  3. do not proceed 2. if you are failing at 1.

trong đào tạo, với trọng số của ba yếu tố như nhau, có thể “chấm điểm” (alignment scorecard) với thang từ 0-3 cho mỗi người chơi. điểm càng cao hơn sẽ là dấu hiệu cho việc bạn có một cơ hội tốt để phá vỡ alignment của đối thủ. ví dụ, trong closed guard, bạn ở dưới, và không ai đang khống chế đối phương bằng một hand grip:

bạn sẽ có 3 điểm nếu:

  • posture: cổ (neck) và cột sống (spine) ở vị trí tự nhiên, thẳng, không bị kiểm soát. hông (hip) được tự do di chuyển;
  • structure: tay (hands) và chân (legs) tự do tạo ra các grips và khung - frames;
  • base: bạn có thể tạo (gen) hoặc hấp thụ lực (absorb) nhờ vai và vị trí đặt chân.

đối thủ sẽ có 3 điểm nếu, tương ứng:

  • cổ và cột sống thẳng, nằm chính diện (vertical, centre) giữa cơ thể bạn;
  • tay của họ không bị kiểm soát một cách chủ động;
  • họ có thể chống lại lực từ bạn với cột sống thẳng, vai mở. họ có khả năng break guard khi ngồi - dùng tay, hoặc đứng lên.

cả hai đều không có lợi thế đáng kể và nỗ lực submission sẽ dẫn đến escape hoặc reversal.

2. core mechanics

nếu tiếp cận BJJ theo technique approach, sẽ có rất nhiều kỹ thuật cũng các biến thể (variations) mà bạn không thể khi nhớ hết. may mắn là, các kỹ thuật của BJJ đều là sự kết hợp của 6 cơ chế cốt lõi (core mechanics) sau đây:

  1. frame (khung):
  • là concept phòng thủ quan trọng nhất trong BJJ, nó tạo ra một khung bảo vệ (shield) sử dụng những phần cơ thể cứng (hard) hoặc nhiều xương (bony), thường được sử dụng cho người ở vị trí dưới (bottom);
  • frame không phụ thuộc vào cơ bắp, mà là sự căn chỉnh hệ xương. bạn không muốn dùng áp lực đẩy đối thủ ra xa, mà là dùng cấu trúc xương để giữ đối thủ tại một khoảng cách nhất định, tạo không gian để bản thân di chuyển. frame tốt thì phải chắc chắn và không sử dụng quá nhiều sức lực ;
  • không nên frame với các khớp (joints) dễ bị đối phương khai thác: ví dụ dùng hai tay để đẩy đối thủ, phần cổ (wrist) và khuỷu tay yếu và rất dễ bị counter. tương tự, khi frame bằng chân, bạn nên sử dụng gối (knees) và ống chân (shins) nhờ diện tích lớn, dùng bàn chân (feet) có lợi thế về khoảng cách tạo được tuy nhiên rất dễ bị khai thác.
đọc thêm về solid frame
  1. levers (đòn bẩy):
  • đòn bẩy là phép bội lực rất hiệu quả để tạo sơ hở (openings) và tấn công và kiểm soát đối thủ;
  • theo thứ tự từ khỏe đến yếu nhất, 3 công cụ đòn bẩy trên cơ thể bạn chính là chân, tay, và đầu;
  • đầu (head) thường được sử dụng để break tư thế (posture) của đối thủ, trong khi tay (arms) và chân (legs) thường được sử dụng để tấn công cấu trúc (structure);
  • mỗi chi bạn đều có 3 khớp (joints) chính: với tay là vai (shoulders), khuỷu tay (elbows), cổ tay (wrists), với chân là hông (hips), đầu gối (knees), và cổ chân (ankles);
  • để kiểm soát tốt tay hoặc chân đối phương bạn cần kiểm soát được ít nhất 2/3 khớp; trên trục tay, chân, khớp tạo ra hiệu ứng đòn bẩy tốt nhất là khớp ngoài cùng;
  • lúc bạn tấn công, đòn bẩy cho phép bạn tiến tới các vị trí kiểm soát và submission, suy cho cùng thì trong mọi submission hợp lệ, bạn luôn phải tận dụng, kiểm soát được ít nhất một đòn bẩy của đối phương;
  • khi không ai có ưu thế, người đầu tiên kiểm soát được lever của đối phương sẽ kiểm soát trận đấu;
đây chính là anatomic hierarchyđọc thêm về 3-joint ruleđọc thêm về isolate a single targetđọc thêm về grips dictate position
  1. wedges (nêm/chêm):

có hai kiểu nêm:

  • nêm chặn (blocking wedges): cố định một phần cơ thể đối thủ;
  • nêm cạy (prying wedge): giúp mở khung (frame) của đối thủ.

một số ví dụ:

  • cho tay vào hông (hip) của đối phương để pass guard, không cho đối thủ re-guard chính là ví dụ của nêm chặn;
  • đòn cắt gối để pass guard (knee cut pass), khi bạn cố đưa gối vào mở hai chân đối thủ, chính là ví dụ của nêm cạy.

nêm và đòn bẩy thường đi với nhau, bạn cần dùng nêm để sử dụng đòn bẩy hiệu quả hơn: nêm một đầu, đòn bẩy một đầu giúp cố định tốt hơn. gồm hai schemes:

  • hai đánh một: two-on-one (two limbs controlling one lever);
  • bốn đánh một: four-on-one (four limbs controlling one lever).
  1. clamps (kẹp):

kẹp thường được sử dụng khi bạn đã khóa (lock) được một phần cơ thể của đối thủ trong một vòng khép kín (closed circuit), siết chặt hai tay và hai chân để tạo ra một chuỗi động lực học.

xem thêm kinetic chains

cơ chế kiểm soát này như một chiếc neo làm chậm đối thủ, kết dính cơ thể bạn với họ.

  1. hooks (móc):

các móc được tạo ra từ phần cuối mỗi chi (ND: bàn chân, bàn tay). tuy nhiên người ta thường chỉ hook với phần mu bàn chân (instep ~ shoelace area), nó được gọi là butterfly hook. móc tạo ra các chuyển động, lực kéo từ vị trí dưới, yêu cầu bạn phải kiểm soát được không gian phía trong giữa bạn và đối thủ.

xem thêm inside channel

hook nhìn chung cũng yếu, bởi vì bạn kiểm soát từ bên trong (không phải bên ngoài và tạo một vòng khép kín). nó sẽ bị vô hiệu hóa nếu đối phương luồn tay thoát vị trí (pummels) hoặc thoát ly, gỡ khóa (disengages) ~ thường thì họ cũng không mất nhiều sức và thời gian cho chuyện này.

  1. posts (trụ):

post (trụ) được dùng để duy trì base (cơ sở). mindset về giữ vững trụ cho phép sự linh hoạt và chuyển động hông (hip) khi ở vị trí dưới, hay chống bị quét, lật (sweep) khi ở vị trí trên/đứng.

khí sử dụng post ở vị trí dưới, điều quan trọng là trụ phải cùng phương với vector lực tới, nếu không post của bạn sẽ support cho trọng lượng của đối thủ.

xem thên force vectors

3. anatomic hierarchy

cơ thể con người có 6 cơ quan vũ khí, trong đó core (gòm ngực - chest, bụng - midsection, hông - hips) là phần mạnh nhất.

  1. core;
  2. 2 legs;
  3. 2 arms;
  4. head.

với bạn, 6 bộ phận này là vũ khí chống lại đối thủ. ở chiều ngược lại - với họ, 6 bộ phận này là mục tiêu để họ tấn công, khống chế, và submits.

hãy luôn nhớ rằng, bạn phải tận dụng tối đa phần cơ thể khỏe nhất của bạn. vì core là phần mạnh nhất, nếu khai thác được đó, xác xuất là rất cao bạn sử dụng được các kỹ thuật một cách hiệu quả. một sai lầm phổ biến của người mới là sử dụng quá mức năng lượng vào tay và chân. ngoài việc ưu tiên core, bạn cũng cần có tư duy sử dụng mọi bộ phận cơ thể nhiều nhất có thể.

ngược lại, nên hạn chế tấn công vào core của đối thủ. sẽ dễ dàng hơn khi tấn công vào 4 góc phần tư của cơ thể (torso) họ - là 4 chi (limbs) và tất nhiên bao gồm hai bên hông và hai vai. kiểm soát levers tạo ra leverages, sẽ dễ phá vỡ được alignment của đối thủ hơn.

4. type of guards

có hàng chục, thậm chí là hàng trăm các loại guards, chúng cũng đang được thêm mới mỗi ngày. do đó rất cần thiết để hiểu, phân loại các guards dựa trên đặc điểm cơ chế (mechanical characteristics) của chúng. chúng ta sẽ hiểu sâu hơn và dễ dàng áp dụng được hơn.

  1. hook-based;

bạn theo và bám (track and check) chuyển động của đối thủ bằng cách “móc” (hooking) sử dụng tay (bàn tay) và chân (mu bàn chân). tuy chúng lỏng lẻo (shallow), và thường không có tác dụng cố định đối thủ (immobilizing), nhưng là cách rất tốt để cảm nhận vị trí cơ thể và phản ứng lại. hooks thường được dùng để nâng đối thủ lên một cách linh hoạt.

ví dụ:

  • butterfly guard;
  • instep/shin-to-shin guard.
  1. clamp-based;

bạn sẽ trói (tethering) cơ thể của mình vào cơ thể đối thủ, ngăn cản (hindering) họ chuyển động. nhiều traditional guard là dựa vào việc kẹp, chúng bẫy, làm chậm đối thủ và đưa họ vào tình thế không thi đấu, triển khai được phương án. đối với người thực hiện, chúng cũng nguy hiểm khi cho phép đối thủ nâng bạn lên hoặc tạo áp lực bằng trọng lượng.

ví dụ:

  • closed guard;
  • half guard.
  1. frame-based;

sử dụng frame tạo thành từ các chi (limbs) để giữ cho đối thủ ở một khoảng cách an toàn. rất hiệu quả đối với các đối thủ aggressive hoặc khỏe hơn, cũng rất hiệu quả trong MMA và chiến đấu thực tế khi giảm hiểu quả các đòn đánh/đấm của đối phương.

ví dụ:

  • spider guard;
  • knee shield guard.
  1. hybrid.

các guard hiện đại thường là sự kết hợp giữa các thể loại đề cập ở trên.

ví dụ:

  • de la Riva guard và các biến thể;
  • X guard và các biến thể.

5. breaking mechanics

có 4 kiểu khóa gãy (breaks):

  1. linear locks: như kneebars hoặc armbars;
  2. rotational locks: như heel hooks hoặc Kimuras;
  3. compression locks: như calf slicer;
  4. hybrid locks: kết hợp các kiểu hình trên.

tương tự như choke, nên kết hợp các cơ chế khóa gãy bằng cách sử dụng hybrid locks. ví dụ: khi thực hiện kneebar ~ linear, nên sử dụng thêm rotation để nó thêm hiệu quả.

xem thêm chokes

các bước để khóa gãy đối phương:

  1. isolate a lever: cô lập một chi, như chân hoặc tay;
  2. prevent predictable defenses: dự đoán các cách phòng thủ của đối thủ và đưa ra biện pháp phòng ngừa, cũng nên tập cải thiện alignment của bản thân trước khi phá vỡ alignment của họ;
  3. maximize leverage:
  • triệt để cố định khớp mà bạn có ý định tấn công, sử dụng 1 cái nêm cho khớp đó và khống chế các khớp lân cận.
  • các khớp lân cận nếu còn có thể di chuyển sẽ giảm bớt áp lực và làm suy yếu đòn tấn công của bạn.
  • đảm bảo là grip là chắc chắn và kéo dài “cánh tay đòn” nhất có thể (maximizing leverage), bạn phải từ từ đào bới “digging” để ra được vị trí đó.
  • trước khi siết lực, hãy đảm bảo mình đang có vị trí tốt nhất. sau khi siết cần hạn chế chuyển động.
  • các chuyển động của hông nên được sử dụng sau cùng;
  1. apply overwhelming force.

chỉ khi bạn cô lập được levers, ngăn chặn các rủi ro bị phòng ngự, tối ưu cánh tay đòn bạn mới nên bung sức.

khi bung sức, cần sử dụng cả core và sức mạnh từ nhiều chi nhất có thể, hãy nhớ chỉ sau khi tận dụng tối đa các ưu thế kĩ thuật (technical leverages), bạn mới bung sức.

6. choking mechanics

có năm loại siết nghẹt:

  1. air chokes: tạo áp lực lên khí quản (trachea/windpipe) để ngăn cản đối phương hô hấp, thở. nó cũng có thể được hiệu chỉnh để tạo ra phản xạ hầu / phản xạ họng (gax reflex), tạo ra hiệu ứng như blood choke;
  2. blood chokes:
  • tạo áp lực lên động mạnh cảnh (carotid arteries) ở hai bên cổ, ngặn chặn máu lưu thông lên não và làm mất ý thức đối thủ. vì ảnh hưởng rất nhanh, blood chokes thường được coi là hiệu quả hơn air chokes, đa số các đòn chokes trong Jiu-jitsu thuộc loại này.
  • mục tiêu của mọi blood choke đều là tìm cách siết chặn động mạnh cảnh, dùng một cái nêm (wedge) để đẩy từ sau đầu (ND: trong trường hợp của RNC là cẳng tay) vào choke.
  • hãy hình dung RNC như một tam giác bao quanh đầu đối thủ (hai khuỷu tay và 1 vai), trong đó một góc tam giác - khuỷu tay ở vị trí dưới cằm (chin). công việc của bạn là tăng áp lực lên mỗi “cạnh” của tam giác đó đồng thời ghìm cái góc tam giác đó xuống;
  1. cranks: giữ và tạo một lực xoắn/ ngẫu lực (torque) tới cổ (neck) và cột sống (spine), ví dụ đẩy hàm (jaw) vào phía trong sọ, hoặc vặn cổ bằng cách sử dụng hàm như một điểm móc. bạn không nhất thiết phải luồn được tay vào dưới cằm (chin) để thực hiện neck crank. crank thường tạo ra các chấn thương nghiêm trọng và thường hạn chế trong luyện tập, nó cũng bị cấm trong một số giải đấu;
  2. compression chokes: ép phổi làm đối phương khó chịu vì không đưa không khí vào phổi được, ví dụ như body triangle hay Bas Rutten body crush. nó cũng có thể làm gãy xương sườn và có thể không hợp lệ trong một số giải đấu;
  3. hybrid chokes: nên kết hợp nhiều kĩ thuật choke khác nhau, ví dụ blook choke kết hợp với một yếu tố crank.

7. ratchet control

kiểm soát đầu hoặc một chi sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu chúng ta xoay trục (rotation) một chút, và tốt nhất chính là để phương tạo lực của chúng ta vuông góc với phương chịu lực của đối thủ (ND: người dịch confused về bản dịch này). phương pháp này gọi là kiểm soát bánh cóc (ratchet control). có 2 loại:

  1. internal ratchet control: khi bạn xoay một chi ngược lại với chuyển động tự nhiên của nó. ví dụ Kimuras (ngoặt tay đối thủ ra sau lưng) hay heel hooks (trục chân bị xoay với hướng gót ra ngoài);
  2. external ratchet control: khi bạn xoay một chi theo hướng chuyển động tự nhiên của nó, cho tới khi đối thủ không chịu đựng được. ví dụ Americana hay knee flares.

dù external ratchet control rất hữu ích nhưng nó thường mang lại sự thoải mái cho đối thủ trong lúc bạn tấn công (khi chưa tới ngưỡng chịu đựng). nên internal ratchet control thường được lựa chọn hơn khi bắt đối thủ phải quay đi và để hở lưng, ví dụ Kimuras hay backside 50-50.

một số ví dụ:

  • khi dùng đòn armbar, hãy xoắn (twist) tay đối phương song song với việc duỗi ra (hyper-extending);
  • khi dùng đòn kneebar, hãy kéo gót chân gần về phía bạn để tăng lực xoay;
  • khi kéo đầu đối phương xuống, hãy kéo và vặn/xoắn cổ.

chúng rất hữu dụng vì phá đi posture và structure của đối thủ. khi hệ xương của đối phương không còn ngay hàng thẳng lối, sức mạnh cơ bắp (musculature) cũng sẽ bị hạn chế đi nhiều.

8. controlled breathing

hãy chú ý đế nhịp thở của bạn, hãy duy trí một nhịp thở thoải mái (relaxed cadence) có chủ ý (deliberate).

chúng ta thường nghĩ tâm trí (mind) sẽ dẫn dắt cơ thể (body), tuy nhiên trên thực tế chúng có mối quan hệ chặt chẽ và đôi khi cơ chế là ngược lại. ví dụ khi bạn cươi, tâm lý của bạn sẽ vui vẻ hơn. tương tự, kiểm soát hơi thở sẽ giúp bạn thoải mái và tiết kiệm (conserve) năng lượng.

kiểm soát hơi thở là rất quan trọng khi bạn đối đầu với những người to hoặc nhiều kinh nghiệm hơn. bên cạnh việc bảo toàn được sức lực, nó còn giúp bạn bình tĩnh lại. sự bình tĩnh là tối quan trọng để ngăn sự hoàng loạn (panicking) khi bạn chịu thử thách thực sự.

đối thủ có kinh nghiệm cũng sẽ cảm nhận (sensing) được sự hoảng loạn nếu có trong nhịp thở của bạn. thở không kiểm soát có thể báo hiệu sự hoảng loạn đó cho đối thủ, khiến anh ta bắt đầu tấn công chớp nhoáng (blitz attacking) hoặc tăng nhịp độ (tempo).

nó cũng giúp tim phân phối lượng oxy tới cơ bắp đồng đều hơn, rất quan trọng trong việc giữ nhịp tim và tránh mệt mỏi quá mức.

9. staying loose

hãy luôn chú ý một cách có ý thức (conscious attention) tới việc thả lỏng cơ bắp (relaxed & fluid), chỉ gồng/căng (tense) chúng khi mọi thứ đã sẵn sàng. nhưng khi nào thì được gọi là “sẵn sàng”?:

  • chiếm được một góc đánh ưu thế;
  • phá vỡ, gián đoạn một cách có hiệu quả vị trí căn chính của đối phương;
  • hoặc bạn đưa đối thủ vào một tình huống tiến thoái lưỡng nan.
xem thêm dominant anglesxem thêm về alignmentxem thêm về dilema

gồng cứng cơ bắp khi không cần thiết sẽ:

  • làm chúng mệt mỏi (fatigues);
  • làm lộ ý định của bạn;
  • tay hoặc chân gồng quá cứng sẽ dễ dàng cho đối phương kiểm soát và khống chế.

nó cũng là hiện tượng dễ hiểu khi cơ chế phản ứng của con người thường là sẽ gồng lại khi cảm thấy bị đe dọa, đó là lý do mà người mới tập thường gồng cứng khi roll. cần tập luyện và kỷ luật để có thể thả lỏng được trước áp lực - calm under fire!

nếu đa số các kỹ năng / kỹ thuật mà bạn tập trung vào đều phụ thuộc vào sức mạnh cơ bắp, và bạn thường xuyên cảm thấy đuối, mệt mỏi, đó chính là dấu hiệu của việc bạn không thực hiện đúng kỹ năng / kỹ thật đó. cần đánh giá và luyện tập lại.

chỉ có một tính huống duy nhất mà bạn nên bung sức mạnh cơ bắp, đó là lúc bạn đảm bảo được việc thực hiện thành công một kĩ thuật, đối phương không thể phòng thủ và bạn đã ở tư thế hiệu quả nhất có thể. lúc đó sức mạnh cơ bắp sẽ khuếch đại cao nhất lợi thế bạn đang có.

tóm lại: chỉ bung cơ bắp khi đã ở trong tính huống hiệu quả nhất trong một đòn thế, còn lại, đừng.

“Notice that the stiffest tree is most easily cracked, while the bamboo or willow survives by bending with the wind.” —- Bruce Lee

10. limb coiling

11. elbow-knee connection

12. solid frames

13. kinetic chains

14. body tethering

15. inside channel control

16. single vs. double level control

17. overwhelming force

18. surface area

19. 3-joint rule

20. center of gravity

21. critical control points

22. direct vs. proxy control

23. force compression

24. force vectors

25. head position

26. inertia

27. leading edges

28. mirrored stances

29. momentum

30. priit’s 45° rule

31. redundancies

32. seated vs. supine guards

33. stress and recovery

https://www.youtube.com/watch?v=XGZ-0ZoFqKk